Bối cảnh Chiến_tranh_Xiêm-Pháp

Tạp chí Punch Magazine vẽ 'con sói Pháp' đang nhìn con cừu Xiêm ở phía bên kia bờ sông Mê KôngBức vẽ thể hiện lính Pháp tấn công lính Xiêm như thể đánh với con ma nơ canh, thể hiện tính vượt trội về vũ khí của quân Pháp.

Xung đột bắt đầu khi toàn quyền Đông Dương Jean de Lanessan phái quan tổng tài Auguste Pavie đến Băng Cốc để dành Lào về sự thống trị của Pháp. Chính phủ tại Băng Cốc nghĩ rằng họ sẽ được hỗ trợ từ Chính phủ Anh Quốc đã từ chối nhượng vùng lãnh thổ nằm phía Đông sông Mê Kông, thay vào đó là tăng cường lực lượng quân sự và hiện diện của chính quyền[1].

Có 2 sự kiện diễn ra tiếp theo tại KhammouanNong Khai là trục xuất 3 thương nhân Pháp khỏi vùng Mekong vào tháng 9 năm 1892, 2 người trong số họ bị nghi ngờ là buôn lậu thuốc phiện[1][2].

Tiếp theo đó, quan tổng tài tại Luang Prabang người Pháp Massie đã dính phải sốt rét và do chán nản đã tự sát trên đường trở về Sài Gòn[1][2].

Tại Pháp, những sự kiện này đã được dùng để khuấy động tình cảm căm ghét người Xiêm, được sử dụng làm lý do cho cuộc can thiệp[2][3].

Cái chết của Massie đã đưa đến cho Auguste Pavie chức danh quan tổng tài Pháp mới. Tháng 3 năm 1893, Pavie yêu cầu người Xiêm rút toàn bộ các bốt quân sự nằm trên bờ Đông sông Mê Kông tại Khammouan và tuyên bố vùng đất đó thuộc về Việt Nam. Để gây áp lực thêm cho những yêu sách đó, Pháp đã điều tàu chiến Lutin đến Băng Cốc nơi nó buộc neo tại Chao Phraya nằm gần tòa công sứ Pháp.